latest Post

Cách làm trong nước bể cá cảnh - xử lý nước hồ cá

làm sạch nước hồ cá cảnh ? Màu nước sẽ giúp bạn biết hồ nước có sạch hay không. Cùng tìm hiểu cách xử lý và vệ sinh nước cho bể cá, giúp nước trở nên trong và sạch hơn.
Những cách sử lý nước hồ cá
Sau một thời gian nuôi, nước bể cá thường bị bẩn có vẩn đục, có mùi nước có màu rêu xanh. Sau đây là cách xử lý nước hồ cá cảnh hợp vệ sinh giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề trên.

làm sạch bể cá

Bạn chỉ nên làm sạch bể cá Sau đây là cách xử lý nước hồ cá cảnh hợp vệ sinh giúp bạn nhanh chóng giải quyết vấn đề trên. lau sạch bể cá dùng vải mền lau cả trong lẫn ngoài

Loại bỏ rêu xanh, tảo trong hồ triệt để nhất.
Cách đơn giản nhất là dùng cá dọn bể Nếu nhà bạn là bể thủy sinh thì, bạn có thể chọn cá bống, cá tỳ bà, cá chuột, cá cóc hoặc cá chuột Mỹ sẽ nhanh chóng giải quyết đám ốc 1 cách gọn gàng nhất.
Nếu rêu hoặc tảo xanh đóng trên mặt hồ hoặc vật trang trí thì bạn nên dùng một loại dụng cụ để cào lớp tảo này đi và chà sát bề mặt hồ nuôi trước khi tiến hành thay nước. Hiện nay, các loại dụng cụ như thế này đều được bày bán tại các cửa hàng cá cảnh, Tuy nuôi cá nhưng bạn vẫn cần bỏ ra 1 chút công sức để lau dọn hồ cá.

Xử lý bộ lọc hồ cá

Lọc thô
Thường sử dụng bông lọc để giữ lại các chất bẩn lớn trong nước như là phân cá, thức ăn thừa và các chất cặn lơ lửng trong nước phần lọc này còn gọi là lọc cơ học hiệu quả phần lọc này càng cao thì nước trong bể càng sạch. Có thể dùng kiểu lọc dàn mưa để tang hiệu quả lọc cho phần này. Cần chú ý giặt bông lọc thường xuyên tránh tắc bông nước không chảy được gây tràn nước ra ngoài.
Lọc tinh
Lọc tinh hay còn gọi là lọc sinh học phần lọc này có chứa các loại vật liệu lọc như sứ lọc, gốm lọc, nham thạch, san hô vụn ….(Có bán tại cacanhkimgiang.com) Là các vật liệu có nhiều các lỗ rỗng nhỏ là nơi cư chú cho các loại vi sinh vật phân hủy các chất do như các muối ( NH4+) , (NH3) và các loại (NO3- ) là các chất độc hại do cá bài tiết ra mà phần lọc thô không lọc được gây độc cho cá và làm cho bể cá có mùi hôi thối hoặc tanh. Bạn nên bổ sung vi sinh vật bằng cách thường xuyên cho men vi sinh vào bể cá theo định kỳ 1 – 2 tháng

Vì bộ lọc là bộ phận không thể thiếu để làm sạch nước trong hồ nên bạn có thể lựa chọn nhiều thiết kế khác nhau phù hợp với bể cá như lọc sinh học, lọc cơ học, lọc hóa học…

Lọc sinh học là loại lọc quan trọng nhất trong bể cá vì nó loại những chất thải độc hại như amonia và nitrite. Amonia và nitrite hình thành chủ yếu từ chất thải của cá. Lọc sinh học thực hiện cả quá trình khử nitơ trong bể cá, chuyển nitrate thành khí nitơ. Hệ thống lọc sinh học phổ biến được đặt ngầm dưới nền sỏi và là hệ thống hiệu quả nhất. Tấm lọc nên được kiểm tra sau mỗi 2 tuần.

Lọc cơ học: Loại lọc này giúp nước sạch và không có chất bẩn. Nó loại bỏ các vật chất lơ lửng qua những hộp lọc. Dòng nước từ máy bơm sẽ qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn được giữ lại. Nhiều hệ thống lọc cơ học đặt ngầm có thể loại bỏ các chất bẩn trên sỏi. Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và có loại có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Tuy nhiên hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị nghẽn.

Lọc hóa học: Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong bể cá của bạn. Những chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước nên lọc cơ học không thể loại bỏ chúng, nhưng lọc hóa học có thể làm được điều này. Loại lọc hóa học phổ biển nhất là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, iodine, thủy ngân…

Cũng có nhiều thiết bị khác có tác dụng như là bộ lọc mà phổ biến nhất là: lọc protein giúp loại bỏ những chất hữu cơ có hại đi vào chu trình nitơ và làm giảm hàm lượng nitrite và làm tăng oxy trong nước. Tuy nhiên loại lọc này cũng loại bỏ nhiều nguyên tố như iodine nên cẩn thận khi sử dụng.

Đèn cực tím: giúp diệt vi khuẩn có hại, tảo và ký sinh trùng.

Ozone: là một yếu tố oxy hóa mạnh và có khả năng oxy hóa những chất hữu cơ ô nhiễm và các sinh vật có hại. Tuy nhiên sau khi sử dụng cần loại bỏ ozone còn trong nước vì có thể gây hại cho cá.

Cần lưu ý là nếu bộ lọc nước trong hồ cần được làm mới, bạn không nên thay đổi tất cả các thiết bị bên trong bộ lọc ngay (tấm hút nước, ống thông,…) vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các loài vi khuẩn có lợi, từ đó khiến hồ nuôi của bạn phải trở lại giai đoạn đầu để tạo ra lớp vi khuẩn mới. Hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước máy ở nhiệt độ bình thường trước khi lắp chúng vào hệ thống.

Thay lại nước hồ cá

Nếu bộ lọc nước của bạn được đặt dưới những viên sỏi thì việc súc rửa sỏi là vô cùng quan trọng vì điều này giúp ngăn chặn chất bã và các chất hữu cơ phân hủy làm nghẹt khe hở giữa các viên sỏi và cản dòng chảy của nước.
– Sử dụng cây cọ bể 3 trong 1 để vừa cào lớp cát sỏi bung bẩn, vừa có lưỡi dao kỳ sạch tảo bám, vừa có tấm mút chà nhẹ bể.

– Sử dụng bơm tay hút nước để có thể hút được các cặn bẩn ở khe kẽ kín nhất

– Nên dùng vợt vớt hết rác (lá cây, cá chết…) trong bể trước khi thay nước.

Một nguyên tắc quan trọng khi thay nước bạn cần nhớ là chỉ nên rút 10-15% lượng nước trong hồ nuôi và sau đó thay bằng lượng nước mới (nước đã được lắng cặn và khử Clo). Đối với các chậu nuôi nhỏ hơn thì lượng nước thay phải lớn hơn 10-15% và việc này đòi hỏi phải thường xuyên. Khi thay nước, bạn cần sử dụng một ống nhựa để hút những cặn bẩn đóng lại trong các viên sỏi và vật trang trí

 Quy trình bơm nước

Sau khi hút khoảng 10-15% lượng nước trong hồ, bạn cần thay bằng lượng nước mới tương đương. Để làm điều này, cách đơn giản nhất là sử dụng một ống nhựa bơm nước từ một cái xô vào hồ nuôi. Việc này sẽ giúp bạn tránh làm đổ nước cũng như làm bẩn sỏi và các vật trang trí. Đặc biệt lưu ý, loại xô bạn sử dụng phải không chứa chất tẩy hoặc các loại hóa chất được dùng trong gia đnh (tốt hơn là bạn nên dùng loại xô dành riêng cho việc thay nước hồ cá).

Nước bơm vào hồ nên ở nhiệt độ xấp xỉ nước trong hồ mà bạn vừa hút ra Bạn có thể so sánh điều này bằng cách chạm vào nước ở hồ và ở trong xô rồi so sánh chúng với nhau. Bạn cũng đừng quên dùng thuốc tẩy để khử Clo trong nước trước khi bơm nước vào hồ.

Khi bơm nước, hãy đặt xô ở nơi cao hơn mặt trên của hồ và chỉ trong khoảng 2 phút để hồ cá của bạn đầy lại. Cần canh chừng vòi bơm để tránh trường hợp bơm nước ra ngoài hoặc nước tràn khỏi hồ khi đầy. Nhớ giữ một khoảng cách giữa mặt nước và miệng hồ vì thỉnh thoảng cá cần ngoi lên mặt nước để hít khí oxy.

Mẹo nhỏ:

– Để xử lý nước, bạn có thể dùng Thuốc khử Clo, thuốc diệt rêu/ốc hoặc thuốc thử pH; tăng/giảm pH, men làm trong nước…để tạo môi trường tốt cho cá

– Sau khi đã bơm nước, bạn nên dùng kéo tỉa cây hoặc nhíp trồng cây để sửa sang lần cuối bể cá nhà mình.

About Unknown

Unknown
Recommended Posts × +

0 nhận xét:

Đăng nhận xét